Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Lê Thiết Bảo: Operation eCommerce - "Chuỗi" vận hành eCommerce

Làm thế nào để vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử? Tại Việt Nam, với nhiều người khởi nghiệp vẫn là một kiến thức khan hiếm - theo nghĩa những thông tin giá trị thực sự, có tính ứng dụng thực sự từ những người đã từng chinh chiến từ ngành này.

Lê Thiết Bảo - Co-founder of Sendo.vn, Opetation Director @ FPT Online

Lê Thiết Bảo - Operation Director của Sendo, có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới: 3 năm làm Process Engineer cho ST Micron Singapore, 2 năm làm Process Manager cho FedEx APAC sẽ chia sẻ với chúng ta về chuỗi vận hành, làm thế nào để doanh nghiệp thương mại điện tử hoạt động và phát triển.

Bảo cho biết :"Tôi thấy chưa có tài liệu chính thống nào giúp mô tả và cho ta một cái nhìn trực quan vào quá trình vận hành của website e-Commerce; các mối liên hệ khép kín giữa các bộ phận trong chuỗi vận hành đó. Vì thế, khái niệm vận hành e-Commerce vẫn tồn tại như một "hộp đen" với thế giới bên ngoài - nơi gần 2 năm về trước, tôi là một người trong đó.

Tôi viết bài này không phải với mục đích giáo dục, tuyên truyền hay mang màu sắc huyền bí gì. Đơn giản tôi muốn đúc kết lại những điều mình đã biết về e-Commerce, muốn chia sẻ cùng các bạn."

Đây là bài viết tổng hợp từ các note của Lê Thiết Bảo tại đây, đây đây.

1. "Chuỗi" vận hành eCommerce
Trong toàn bộ vận hành của e-Commerce, rõ ràng không chỉ có một mà rất nhiều bộ phận khác nhau cấu thành một chuỗi liền lạc như mắt xích. Mà trong sợi xích đó, mỗi một team giữ vai trò quan trọng ngang bằng nhau. Thành công của chuỗi vận hành đạt được khi và chỉ khi toàn bộ các mắt xích này vận động và phối hợp cùng nhau với hiệu suất cao nhất và chi phí thấp nhất.


Từ góc nhìn giải pháp tổng thể, bao gồm các lĩnh vực sau:
1. Các tính năng web
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến KPI vận hành
3. Hiệu quả cạnh tranh/kinh doanh

Từ góc nhìn các thành tố của chuỗi mắt xích, có thể chia ra như sau:
1. Product Operation
2. Marketing
3. Merchandising/Sale
4. Supply Chain/Logistics
5. Customer Service
6. Social Content
7. Engineering support (optional - thường cấu thành trong gia đoạn sau của chuỗi vận hành e-Commerce khi các quy trình dần đi vào ổn định)

1. Product Manager & các tính năng web
Giám đốc sản phẩm (Product Manager - PM) là người chịu trách nhiệm chính trong việc sắp xếp và lên lịch các tính năng cần và đủ để một website e-Commerce vận hành trơn tru. PM phải là người hiểu được mục đích và nhiệm vụ của kế hoạch kinh doanh; phải hiểu được giá trị cốt lõi (core-value) và con đường mà doanh nghiệp đó chọn đi. Điều này là kim chỉ nam cho việc ưu tiên và tối ưu hóa nguồn lực.

Các tính năng này có thể được chia ra ở cấp độ high-level thành các nhóm tính năng nhỏ như sau: thông tin sản phẩm, ghi nhận giao dịch và quan hệ khách hàng.


Tính năng thông tin sản phẩm: liên quan đến các thông điệp, hình ảnh đến khách hàng, thể hiện sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, điều khoản điều lệ và FAQs. Các tính năng này có mục đích thể hiện làm sao người mua dễ dàng thu thập thông tin theo cách thuận tiện nhất và tiếp cận các món hàng một cách nhanh nhất; nó cũng bao gồm mục đích tạo ra các navigation và các khu vực đặc biệt để người mua dễ dàng tìm thấy điều mình quan tâm (interest) nhất.

Tính năng ghi nhận giao dịch: đảm bảo người mua có thể cho hàng vào giỏ và hoàn thành việc đặt mua hàng. Các tính năng này bao gồm Giỏ hàng, Đặt mua, Thanh toán (Online hay COD), Xử lý đơn hàng, Theo dõi việc giao hàng, Hoàn tất đơn hàng, Lịch sử giao dịch và Đánh giá hàng hóa.

Tính năng quan hệ khách hàng (CRM): bao gồm các tính năng như Profile khách hàng (trong các trường hợp C2C e-Commerce KH được hiểu là cả người mua lẫn người bán), khả năng tự truy suất thông tin và tự tìm giải pháp thông qua việc đọc/nghe/nhìn các media trên website, nơi hiển thị thông tin giúp đỡ, tổng đài hotline và quan trọng nhất chính là nơi để nhận phản hồi từ phía khách hàng.

2. KPI vận hành chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?


Các team trong hệ thống vận hành của ecommerce
Tùy vào các chỉ số đo đếm, tuy nhiên thông thường các chỉ số vận hành của một site e-Commerce thường ảnh hưởng trực tiếp từ các team sau: Product, Marketing và Technical team.

Product Team là nhóm chịu trách nhiệm đảm bảo nội dung trên site và các tính năng theo đúng với mục tiêu kinh doanh. Vai trò này phải luôn đảm bảo rằng hệ thống cập nhật kịp thời các tính năng mới, nội dung được thay đổi liên tục và đặc biệt không chứa đựng bất cứ các yếu tố gì (UI + UX) cản trở quá trình mua hàng diễn ra. Những KPI chính của bộ phận này liên quan đến e-Commerce Operation bao gồm: độ chính xác của thông tin sản phẩm, thời gian giữa các phiên bản mới (thường 3 tháng 1 phiên bản nhỏ, 6 tháng 1 phiên bản thay đổi giao diện) và khả năng giải quyết các nhu cầu kinh doanh của website đó.

Marketing Team là nhóm chịu trách nhiệm chính đối với các chỉ số sau (được tracking qua Google Analytics)
- Visit (số người vào website)
- Buyer (số người mua hàng = Visits x Conversion Rate)
- GMV (Gross Merchandise Volume - tổng giá trị giao dịch)

Technical Team (bao gồm Dev và System) chịu trách nhiệm về hoạt động của website ở hai góc độ: sẵn sàng và hiệu quả. Dev đảm bảo tất cả các tính năng được Prod Mnr xây dựng được code đúng, không có lỗi, không có các dòng lệnh làm hệ thống quá tải dẫn đến thời gian load trang lâu và hao tổn tài nguyên phần cứng + đường truyền. Đội System (hệ thống) có nhiệm vụ chắc chắn rằng tất cả phần cứng được đảm bảo để đưa site lên online. Nhóm này cũng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bảo mật hệ thống, an toàn thông tin và là "lá chắn" đối với các đối tượng tấn công từ bên ngoài

3. Hiệu quả kinh doanh
Đâu là những USP (Unique Selling Points) khiến bạn trở nên đặc biệt so với hàng ngàn những website khác? Đâu là những điểm khiến bạn cạnh tranh được với các nhà cung cấp khác? Phần trách nhiệm này của Operation chia đều cho 2 bộ phận: Sale (Merchandising) và Marketing

Đối với Sale (Merchandising), họ là những người gần gũi nhất với khách hàng và các nhà cung cấp hàng hóa. Họ là người thông thuộc và biết rõ các đối thủ cạnh tranh đang định vị hàng hóa dịch vụ ở đâu trong thị trường. Họ cũng biết rõ vì sao những đơn hàng cũ bị fail và biết rõ nhu cầu của khách hàng. Họ chính là đối tượng chính định hướng cho hàng hóa trên site e-Commerce đi theo đúng xu hướng thị trường nhất.

Đối với Marketing, một website e-Commerce ngoài 1 team quản lý các kênh Marketing cần có thêm 1 người biết phân tích các chỉ số kinh doanh, các chỉ số của Google Analytics, các xu hướng mới của ngành công nghiệp hoặc tham mưu cho Sale (Merchandising) về các nhu cầu của thị trường (thường người này là Marketing Manager)...

Business Intelligent (BI): Các hệ thống e-Commerce lớn thường được backed up bởi một hệ thống Business Intelligent rất đồ sộ. Hệ thống này thay con người thu thập tất cả các chỉ số liên quan đến hành vi người dùng, chỉ số kinh doanh và các chỉ số khác. Sau đó, hệ thống chạy một loạt các báo cáo đã định sẵn và đưa ra một số kết quả cơ bản để nhà hoạch định chiến lược có thể đưa ra quyết định. Trong các hệ thống BI hiện đại, các tính năng mới như AI được đưa vào, trong đó, máy tính biết cách học hỏi cách con người đưa ra quyết định, tư duy và sau đó chuẩn bị hoặc chạy các báo cáo liên quan. Điều này giúp chúng ta giảm thiểu thời gian thao tác với hàng triệu con số mà vẫn đưa ra được những quyết định kinh doanh tốt nhất và hợp lý nhất.

2 Lý thuyết nền tảng
Qua các tiếp xúc cá nhân, tôi cảm tưởng người vận hành e-Commerce ở Việt Nam vẫn quá thiên về vận hành web và là những người làm web. Điều đó đúng với hầu hết các website, tuy nhiên, e-Commerce thuộc một phạm trù khác và đòi hỏi người vận hành phải tách mình ra khỏi khái niệm web thông thường. Ở đây tôi tạm chia thành: Web Operation và non-web Operation.

Sau một thời gian lăn lộn cùng vận hành eCommerce và loay hoay về những giá trị cốt lõi (core value) của nó, tôi đúc kết lại một số "lý thuyết" làm nền cho tất cả các tư tưởng và hành động của mình.

1. eCommerce = e + Commerce ?
e-Commerce thực ra là một mô hình tiến hóa lên cao của thương mại truyền thống (traditional commerce) mà trong đó, sử dụng công nghệ thông tin (internet) để cách mạng hóa quá trình trao đổi và xử lý thông tin.

Thương mại truyền thống đòi hỏi người mua - người bán phải gặp nhau để trao đổi hàng hóa. Trong khi đó e-Commerce số hóa tất cả các thông tin về sản phẩm để người mua tự chọn lựa món hàng mình muốn mua. Người mua hàng dựa hoàn toàn vào NIỀM TIN và nhấn nút chọn mua sản phẩm. Trong e-Commerce, người mua và người bán không nhất thiết phải gặp nhau. Do đó, phải có 1 cách gì đó kết nối họ lại và giúp hàng hóa lưu thông.

Mấu chốt vấn đề chính là Logistics. Linh hồn của e-Commerce nằm hoàn toàn ở Logistics!

Cho nên người làm chủ được vận hành của e-Commerce phải đồng thời làm chủ được cách thức thông tin được tiếp nhận trên môi trường Internet và làm chủ được cách thức vận chuyển hàng hóa của thương mại truyền thống.

Core-value theo tôi ở Logistics cho e-Commerce sẽ là: FAST, SAFE, SAVING và RELIABLE. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn có 1 website đẹp, một tổng đài CSKH thân thiện, rất nhiều hàng hóa đảm bảo chất lượng nhưng món hàng không bao giờ đến được tay người mua; thậm chí tệ hơn đến không đúng, không đủ và bị tổn hại trong quá trình vận chuyển...

Một số các nhà vận chuyển mà tôi khuyến khích trên thị trường "lắm cát ít vàng" như hiện nay: GHN (giaohangnhanh.vn), VTP (Viettel Post), TTC Kerry (Tín Thành)... trong phần viết riêng về Logistics, tôi sẽ phân tích kỹ ưu và nhược điểm của từng NVC.

Các yếu tố cần quan tâm khi chọn nhà vận chuyển (NVC):
- Giá cả (giá ở đây ko chỉ đơn thuần là bảng giá mà NVC chào bạn, nó phải được hiểu như chi phí tổng hợp cho tất cả các dịch vụ mà 1 site eCommerce cần để chuyển 1 món hàng từ kho của mình (B2C) hay từ tay người bán (C2C) đến tay người mua (chi phí COD, các dịch vụ tiện ích, phí chuyển hoàn...)
- Thời gian vận chuyển hàng (còn gọi là thời gian toàn trình)
- Có hỗ trợ thu tiền tận nơi (COD) hay không?
- Có các ưu đãi về lưu kho
- Các điều khoản phạt

2. Total value maximizing
Ngày nay, khi kỹ nghệ làm web và công nghệ sao chép lên đến max level, người ta làm ra 1 site thương mại điện tử thường chỉ trong 3 nốt nhạc. Nhưng không phải ai cũng hiểu về giá trị mà người dùng muốn nhận được.

Công thức kinh điển dưới đây bạn có thể bắt gặp từ những năm thứ hai đại học trong lớp Marketing. Nó xoay quanh một quan điểm: "Khi người mua nhận được 1 món hàng, họ không đơn thuần nhận được chỉ giá trị vật lý của món hàng đó mà đi kèm theo đó có nhiều giá trị khác. Tổng tất cả giá trị đó (total value) mới chính là giá trị đích thực mà người dùng nhận được. "

Total value = physical value + emotional value + convenient value

Trong đó: 
-  Physical value là giá trị hàng hóa, giá mua càng thấp thì giá trị này càng cao
-  Emotional value là giá trị tinh thần hay giá trị cảm xúc mà người mua nhận được khi có món hàng trên tay. Giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và rất khó kiểm soát: thương hiệu, văn hóa, cảm thụ cá nhân và cả sự kì vọng cá nhân nữa...
-  Convenient value là giá trị thoải mái. Giá trị này là cách 1 món hàng được trao đến tay người mua: có thuận tiện không, người mua được chăm sóc tốt không, được có cảm giác mình là thượng đế hay không, hàng đến có nhanh không...

Theo kinh nghiệm bản thân tôi, physical value rất khó thay đổi và cần nhiều tiền nhất để thay đổi. Tuy nhiên, giá trị này thường cấu thành rất ít trong tổng giá trị mà người mua muốn nhận. Bạn ngạc nhiên đúng không? Người mua thường chỉ so sánh giá trong lần đầu tiên mua hàng online tại 1 website chưa biết, khi họ đã mua quen rồi, họ thường chỉ mua vì họ thích hơn là vì nó rẻ. Thường người kinh doanh hay đi cạnh tranh về giá cả, thực ra chất lượng dịch vụ và cảm xúc của khách hàng mời là giá trị to lớn nhất giữ chân họ lại

e-Commerce Operation hơn nhau ở chỗ, làm cho tổng giá trị nhận được cuối cùng là lớn nhất. Cũng hơn nhau ở chỗ, làm cho khách hàng của bạn cảm thấy mình được chăm sóc tận tình nhất, mua hàng nhận được nhanh nhất, cảm giác nhận hàng là thoải mái nhất và cuối cùng là hàng hóa đáp ứng được sự kỳ vọng của mình nhiều nhất.

e-Commerce Operation phải được thiết kế với core-value là chăm sóc khách hàng, lấy việc CSKH làm nền tảng cốt lõi và qua từng công đoạn của vận hành đều nhắm đến mục đích tối đa hóa giá trị khách hàng nhận được.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc chia nhỏ e-Commerce Operation ra thành từng mắt xích như vậy là quá manh mún, khiến việc phối hợp sẽ gây ra khó khăn. Tôi thấy nhận định đó không sai, tuy nhiên chúng ta muốn nói đến một Operation ở scale nào? Nếu 1 website chỉ bán gần 100 món hàng, bộ phận Operation có thể tất cả trong một và chỉ do một người làm chủ. Nhưng nếu nói đến quy mô có thể scale lên hàng vạn thậm chí hàng triệu sản phẩm, mỗi ngày giao hàng ngàn đơn hàng thì mỗi một bộ phận nên chuyên hóa và làm một nhiệm vụ thôi.

Tôi xuất thân từ 1 kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất lớn. Ở đó mỗi công nhân chỉ làm một nhiệm vụ, một thao tác và chịu trách nhiệm một công đoạn. Họ là những chuyên gia bậc thầy ở công việc mình làm. Và vì thế họ tạo ra năng suất lao động cao nhất. Lợi ích lớn nhất của việc chia nhỏ Operation ra là ở mỗi đầu công việc, người quản trị có thể đo được năng suất lao động (thường gọi là KPI). Do đó với mỗi quyết định cải tiến, ta có thể đo đếm được nó tác động lên năng suất của từng bộ phận và năng suất chung của toàn bộ dây chuyền vận hành như thế nào.

Với một kỹ sư thiết kế quy trình chuyên nghiệp và bậc thầy, không gì không đo đếm được, không gì không chuyên hóa được và không gì không cải tiến được. Nhưng trước khi đi đến chỗ cải tiến, ta phải đo được đã, trước khi đo được, ta phải chia nhỏ nó ra thành những phần tử cơ bản nhất và kết nối tất cả các phần tử đó thành một chuỗi vận hành khép kín.

Mục đích cuối cùng của chuỗi vận hành đó là tạo ra giá trị dịch vụ lớn nhất cho khách hàng !

3.Content Management

Một trong những yếu tố sống còn của 1 website e-Commerce chính là nội dung. 
Nội dung ở đây bao hàm cả hình ảnh lẫn chữ viết và chứa đựng thông tin mà người dùng có thể dùng tất cả các giác quan để nhận biết (kỹ thuật hiện tại giới hạn ở thính giác và thị giác, gần đây có thêm xúc giác). Nói như vậy để hiểu rằng nội dung là một khái niệm vô cùng rộng lớn và không giới hạn cách thức truyền tải.

Sự giới hạn của TMĐT luôn nằm ở chỗ người dùng không trực tiếp cầm nắm, sờ mó và chạm vào vật muốn mua, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định hành động mua có diễn ra hay không. Thông tin phải tuyệt đối là mới nhất, chính xác nhất và gợi lên cảm hứng mua nhiều nhất!

Có 3 khu vực quan trọng của việc quản lý nội dung, tuỳ theo thể loại mà 1 site eCommerce có thể có một hoặc nhiều các yếu tố cộng lại, không nhất thiết phải có đủ:

1. Nội dung sản phẩm/dịch vụ (Product Detail):
Trang chi tiết sản phẩm là khu vực xác định các thành tố quan trọng nhất để quyết định việc khách hàng đặt mua 1 sản phẩm/dịch vụ. Khu vực này bao gồm:
  • Tên sản phẩm/mô tả ngăn/mô tả dài (quan trọng, nên chú ý đến yếu tố SEO) 
  • Các thuộc tính quan trọng: kích thước, màu sắc, chất liệu, xuất xứ... (càng chi tiết càng tốt) 
  • Các lựa chọn vận chuyển, giá và các hình thức vận chuyển (càng chi tiết càng tốt) 
  • Hình ảnh, video, xem 360 độ etc. (càng rõ ràng càng tốt) 
  • Comment, review của người dùng khác (yếu tố quan trọng) 
  • Đánh giá gian hàng (C2C, B2B) hoặc đánh giá sản phẩm (B2C) (yếu tố quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ) 

Ví dụ về 1 site tôi cho rằng trang Product Detail rất tốt
Các recommendation cho trang chi tiết sản phẩm:
  • Nếu bạn xác định được location của người mua. Cần thể hiện ngay chi phí và các chính sách vận chuyển tại khu vực này. Đừng đợi đến trang thanh toán để đưa ra hàng loạt loại phí khác nhau. Sự minh bạch về chi phí luôn là điểm cộng trong việc quyết định mua hàng của người dùng.
  • Tên SKU, mô tả ngắn và mô tả dài luôn tốt cho SEO nên dù bạn là site B2C hay site C2C, nên cân nhắc việc ghi rõ và càng đầy đủ càng tốt các vùng thông tin này.
  • Đánh giá của người dùng về sản phẩm và gian hàng (B2B, C2C) là điều tối quan trọng. Người mua cần có nhu cầu phải biết phản hồi từ những người đã từng mua hoặc từng sử dụng sản phẩm để có thêm thông tin. Sản phẩm web cần được xây dựng sao cho người dùng luôn thuận tiện trong việc đánh giá và xem các đánh giá của người khác
  • Luôn có nút MUA NGAY và tính năng MUA KHÔNG CẦN TÀI KHOẢN. Người dùng cần thuận tiện nhất trong việc mua hàng, mua càng nhanh, họ càng ít có cơ hội suy nghĩ lại. Thực nghiệm cho thấy họ càng mua thuận tiện, họ càng mua nhiều hơn và suy nghĩ ít hơn (tham khảo thêm cuốn sách rất hay về Amazon: One click)
2. Nội dung mang tính Marketing
Là các khu vực có nội dung mang tính gợi mở như bảng quảng cáo (banner), widget quảng cáo, promotion etc. Các chuyên gia marketing dùng khu vực này để thể link đến các sản phẩm trong cùng site đó hoặc đến site khác tuỳ mục đích.

Nên chú ý các nội dung này tuyệt đối không được làm phân tán ý muốn mua của người dùng. Trong trang product detail nó nên được đặt ở màn hình cơ sở 2 trở đi. Thực nghiệm cho thấy các biển quảng cáo có nội dung càng giống với nội dung chính mà người dùng cần trên site, hiệu quả của nó càng cao.

Điều cốt yếu của nội dung marketing trong TMĐT là phải luôn duy trì ý muốn mua của người dùng. Khi họ không tìm được sản phẩm mình ưng ý, phải bằng mọi cách hướng họ đến các sản phẩm khác cùng mức giá, cùng kiểu dáng, màu sắc, bán chạy nhất, các bộ sưu tập theo mùa etc. Tuyệt vời nhất là một site TMĐT có hệ thống CRM tốt và làm data mining tốt, lúc này nên đưa ra các gợi ý sản phẩm tương tự để thu hút sự chú ý của người mua (vd: User đã từng xem rất nhiều váy đầm trên site A, khi user xem 1 cái áo màu vàng ko thích, site A nên suggest cho user 1 số váy đầm màu vàng ở cùng mức giá...)

Trong khu vực này cũng nên tạo ra hàng loạt các navigation để người mua có thể đào sâu hơn vào đống hàng hoá mà site đó sở hữu (vd: các bộ sưu tập theo mùa, theo theme màu hoặc các sản phẩm nên đi cùng nhau, bán theo bộ, theo combo...).  Các chỉ số đang quan tâm ở khu vực này: time on site, page per visit, average visit duration...

3. Nội dung mang tính định hướng
Nội dung ở khu vực này thường không trực tiếp dính líu tới hàng hoá mà chỉ đơn thuần hướng người dùng đến với hàng hoá đó. Nó bao gồm tất cả các bài viết, bài blog, bài review sản phẩm, các đoạn phim hay hình ảnh. Ví dụ xuất sắc cho thể loại này bao gồm:

- Cẩm nang mua sắm (Sendo.vn)
- Tạp chí thời trang (muafast.vn)
- Tạp chí Zalora (zalora.vn)
- Hỏi & Đáp (vatgia.com)
- Blog ẩm thực (foody.vn)

Nội dung này cần mang tính thời sự, tươi mới và phản ánh đúng nhu cầu thông tin của đại đa số người dùng trong market segment mà site đó chọn. Những nội dung này nếu "lướt sóng" đúng cách và kết hợp với chiến thuật SEO thông minh sẽ khiến site xuất hiện nhiều hơn trong các kết quả search Google. Những bài viết mang đậm tính thời sự như: "Ăn mặc mốt như thí sinh The Voice", "Top áo tắm mà Bà Tưng khoái mặc", "Bơm đâu để được như hot girl Mai Thỏ" hoặc "Mặc gì dự đám tang Wanbi Tuấn Anh"... nếu dùng đúng lúc đúng chỗ có thể sẽ vũ khí của bạn. Ngoài ra cần phải lưu ý, phần này tuyệt đối không nên "xào nấu" từ các site khác khiến ảnh hưởng đến SEO & page rank của trang.

Cuối cùng, xu thế mới của nội dung là tạo ra các nội dung có tính tương tác - Interactive content, nội dung cần "khéo léo" trỏ về các sản phẩm hàng hoá mà site đó đang có. Tuyệt vời nhất là sử dụng sức mạnh "quần chúng" khiến người dùng ra sức sục sạo hàng hoá trên site của bạn và tạo ra các định hướng nội dung cho riêng họ (ví dụ: tạo ra các bộ sưu tập như polyvore.com, thi thời trang Lookbook, các combo sản phẩm tuyệt vời, các bài tự review những dòng sản phẩm mới...)


Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Phan Thanh Giản: Chúng ta học được gì từ Tencent, cty Internet Lớn nhất Trung Quốc

Tại sao rất nhiều công ty như WeChat, Line, KakaTalk bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu đô la để làm marketing/PR rầm rộ như hiện nay, trong khi đó Zalo của VNG cũng đổ tiền tấn để phủ sóng rộng khắp từ online tới offline để làm gì? Các ứng dụng đang là máy xay tiền này có gì khác biệt so với các ứng dụng phương tây như Viber, WhatApp? Đằng sau cuộc chiến về ứng OTT đó, các công ty đang muốn định làm gì? Họ sẽ làm gì kế tiếp trong cuộc chiến không hề khoan nhượng này?

Chúng ta sẽ được Phan Thanh Giản - FPT Online Product Analyst/ Former CEO - FPT Visky
người đã nhiều năm lăn lộn trong việc phát triển các sản phẩm cho di động hé lộ những điều ít có ai biết trong bài viết này, tổng hợp từ facebook note tại đâyđâyđâyđâyđây và đây.

Phan Thanh Giản - FPT Online Product Analyst /  Former CEO - FPT Visky
Bạn có biết, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc - Tencent đã bắt đầu là một công ty làm về dịch vụ nội dung di động nhỏ, thành công với QQ IM và trở thành công ty Internet lớn nhất Trung Quốc như thế nào không?

Chúng ta học được gì từ Tencent  - Phan Thanh Giản 

Thời gian gần đây trên nhiều Blogs, báo chí nói nhiều về thị trường nội dung số, nói nhiều về công ty Internet số 1 Việt Nam... Cũng là một người có cơ hội đuợc làm việc nhiều năm trong lãnh vực này và mạo muội chia sẻ một vài ý kiến cá nhân về vấn đề này. Bài viết này không xét trên việc chính trị của hai nước mà xét về khía cạnh doanh nghiệp internet và là chủ kiến của cá nhân.

Trước khi bàn về công ty internet nào số 1 Việt Nam tôi xin chọn một công ty mà với cá nhân tôi thì đó là một công ty internet số 1 tại Trung Quốc - Tencenct. Tôi có cơ hội được cùng anh Trương Gia Bình thăm và học hỏi tại Tencent trong vài ngày, bản thân cũng dành gần một năm để nghiên cứu các sản phẩm của họ từ những chi tiết nhỏ. Cũng may mắn hơn được gặp một người thầy của CEO Tencent - khi anh ấy còn là sinh viên trường Stanford nên việc học hỏi Tencent cũng dễ dàng hơn.

Chuyến thăm Tencent và gặp CEO Martin Lau

Tại sao tôi không chọn 1 công ty internet lớn nhất thế giới như FB, Google,... để viết mà viết về công ty internet lớn nhất Trung Quốc vì có các lý do cá nhân như sau: Xét về văn hóa, môi trường chúng ta đều là người Á Đông và cơ bản một số hành vi người dùng của chúng ta lẫn người Trung Quốc là gần nhau.

Lịch sử phát triển sản phẩm của Tencent

Tencent bắt đầu là một công ty làm về dịch vụ nội dung di động nhỏ. Sau đó phát triển thành công QQ IM trên PC. Nhưng IM lúc đấy chưa thể có doanh thu. Xét ở Việt Nam thì có thể chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội làm IM PC mất rồi

Giai đoạn tiếp Tencent tập trung mạnh vào MVAS (Mobile Value Added Service) để lấy nguồn thu. Hiện trạng lúc này rất giống Việt Nam ta, hầu như là nhạc chuông, hình nền, xổ số, Java game, chủ yếu dựa trên SMS. Xét ở Việt Nam hiện nay các công ty sống nhờ Java Game, Card game, và dịch vụ SMS chúng ta đang rất ổn. 

Sau đó mới tiếp tục phát triển IVAS (Internet Value Added Service), từ đây các dịch vụ trên PC  đã hình thành như âm nhạc, tin tức.... Xét ở Việt Nam chúng ta vẫn có các công ty làm dịch vụ tương đương lead thị trường như Zing Mp3, nhaccuatui, các công ty báo chí trực tuyến hoặc trang tổng hợp thông tin như Vnexpress, dantri, 24h...

Tencent mở rộng ra lãnh vực game bằng cách phát hành trên platform QQ và IVAS của mình. Ban đầu Game ở Tencent đa số là từ Hàn Quốc (Tencent là công ty phát hành game lớn nhất China hiện nay - Theo Credit Suisse 2009). Xét ở Việt Nam ta có VNG, VTC, FPT, SGame... Cũng là các doanh nghiệp hàng đầu về phát hành Game và các công ty đang này cũng đang nổ lực để làm Game Platform. 

Tiếp theo với xu hướng Portal trên thế giới như Yahoo!, MSN...Tencent đã đưa các dịch vụ riêng biệt về trên một cổng portal chính là QQ.COM (đang đứng thứ 8 về luợng truy cập trên toàn thế giới - alexa), Sử dụng tên QQ xuyên suốt cho các sản phẩm dịch vụ (trừ weChat vì chơi quốc tế - QQ không ai dùng?). Xét ở Việt Nam ta có Zing.vn và một số portal khác. Portal hầu như 80% nội dung là tin tức vì thế các công ty truyền thông báo chí có khả năng thắng trong việc tạo lập portal như vnexpress, dantri, 24h... (?)

Tencent IPO và sau đó ra mắt MXH QZone. MXH này có khuynh huớng personalise nhiều hơn để phục vụ cái hệ thống Membership và Ranking kia. Xét ở Việt Nam thì Facebook độc tôn mất rồi, Zing Me cũng đã dùng hết lương thực và khí tài cũng tiêu tốn rất nhiều của VNG nhưng cũng phải về số 2.

Tiếp tục với các thành công khác Tencent ra mắt trang E-Commerce C2C paipai.com và hệ thống thanh toán Tenpay. Tuy nhiên về lãnh vực E-Commerce Tencent chưa thể so sánh đựoc với Taobao của Alibaba nhưng về hệ thống thanh toán Tenpay thì Tencent làm rất tốt cho các dịch vụ nội dung số của mình. 

Khi mà trào lưu Weibo nổi lên mạnh mẽ thì Tencent đã phát triển thêm một phiên bản MXH khác để cạnh tranh với Sina là Tencent Weibo. Xét ở Việt Nam theo như đựoc biết thì đã có một công ty ra bản beta. 

Với xu hướng Mobile hóa rất nhanh nên Tencent không bao giờ là người đi sau trong cuộc chiến này và đến gần đây thì ra mắt OTT WeChat. Thực ra đằng sau weChat là một thứ lớn hơn nhiều, lát nữa chúng ta sẽ phân tích thứ đó.  Xét ở Việt Nam chúng ta có Zalo và Ola là các sản phẩm mới lên và hy vọng rất lớn có thể đánh bật các đối thủ khác.

Tóm lại, Tencent vẫn phải bắt chước theo trào lưu công nghệ của thế giới. Thế giới có cái gì mới, Tencent làm theo và có chế biến. Sau đó nhờ chính sách tốt của nước nhà họ dễ dàng phát triển hơn là ở VN chúng ta. Và tất nhiên chất lượng sản phẩm và dịch vụ cộng với tinh thần dân tộc tạo điều kiện cho các sản phẩm của Tencent nhanh đến thành công hơn. Việt Nam của chúng ta cũng rất cần sự hỗ trợ lớn đó khi mà sự tấn công ào ạt từ Tây Tàu mạnh hơn về lương thực và khí tài thì chúng ta khó khăn để mà vực lên được.

Xét về các công ty Internet VN, đa số các công ty TOP 3 cũng đã cố gắng để chạy theo Tây Tàu và cá nhân mình nhận thấy VNG là một công ty đã bỏ rất nhiều tiền, nhân lực và bền bỉ không mệt mỏi để chạy theo nhất. Đầu tư RD của VNG chắc có thể đựoc xem là nhiều nhất trong các công ty Top. Hy vọng nhiều công ty Internet đầu tư mạnh cho RD hơn nữa :)

Doanh thu công Tencent tương đương 7 Tỉ đô la năm 2012

Nguồn Tencent.com
Một công ty được thành lập năm 1998 với những sản phẩm đầu tiên là các dịch vụ giá trị gia tăng trên Di động như nhạc chuông hình nền... và trở thành một công ty internet lớn nhất Trung Quốc với hệ sinh thái (ecosystem) sản phẩm vô cùng đa dạng và phủ rộng.

Vậy lộ trình phát triển sản phẩm của họ ra sao?

Mô hình toàn bộ hệ sinh thái sản phẩm của Tencent.

Danh mục sản phẩm của Tencent:
  1. Instant Messaging: QQ IM, QQ Download, QQ mail, QQ Player...
  2. Online Media: Portal QQ.com, Search Engine SoSo.com (thua baidu xa)  
  3. Internet Value Added Service: MXH QZone, Tencent Weibo, QShow, Q Music, ... 
  4. Mobile value Added Service: weChat, QQ, .... 
  5. E-Commerce: paipai.com, tenpay (Vẫn còn thua Alibaba xa) Online Advertising Interactive 
  6. Entertainment: Game MMO, webgame, desktop game... 

1. QQ IM

Vào thời mà IM trên máy tính phát triển mạnh trên thế giới như AOL, ICQ, MSN... thì Tencent đã chụp được cơ hội và phát triển phần mềm chat QQ ( dựa trên nền tảng công nghệ ICQ) và giờ đây QQ đã là phần mềm chat không thể thiếu của người TQ chưa kể đó được xem là nền tảng (platform) vững chắc để  phát triển hàng loạt sản phẩm khác sau này.

Vì sao QQ IM thành công? Có nhiều lý do nhưng lý do chủ yếu là ngôn ngữ nước Hoa Hạ là rất đặc thù cộng với lợi thế ra mắt đúng thời điểm mà người dùng chưa có nhiều sự lựa chọn. Ngoài ra sự hỗ trợ triệt để từ chính phủ giúp doanh nghiệp trong nước có lợi thế rất lớn  trước sự thâm nhập của các đế chế internet phương Tây - thời mà Yahoo! AOL... bá đạo.

Và cuộc chiến IM trên PC kết thúc tại Hoa Hạ khi MSN, Skype, Yahoo không thể nào can thiệp vào đuợc và đây là nền tảng quyết định hầu hết sự thành công các sản phẩm của Tencent sau này với lượng user lên đến gần 700triệu Account (Chat với China toàn hỏi QQ you là giè )

Nhưng có một điều QQ IM của Tencent không giống các IM của phương tây vì đặc thù của người Á Đông. Người Á Đông khi sinh ra cơ bản là mũi tẹt da vàng vì thế trong sâu thẳm thì chúng ta có nhiều ước mơ thầm kín và đều xoay quanh chữ SĨ. Vì thế chữ sĩ có thể không thực hiện đuợc ở thế giới thật thì họ lại thõa mãn đuợc ở thế giới ảo. Có thể ăn mì gói nhưng là bang chủ trong một game, và sĩ diện thanh cao trong Game không thua kém gì ngoài đời cả. Lý giải tại sao game bán Item phổ biến ở Á Đông hơn.

Tại sao các trẻ em cấp 1 của chúng ta đều rất thích mua tập vở có hình các cô gái chân dài, mắt to hoặc siêu nhân.... chỉ vì các em mong muốn đựoc như vậy. Còn phương Tây khi sinh ra đã là chân dài mắt to rồi không cần phải mơ ước gì nữa cả (lol).

Dựa trên nguyên tắc đó QQ IM đã khai sinh ra hệ thống Membership & Ranking rất logic và cũng không kém phần phức tạp.  Trong thời gian nghiên cứu phần này anh BìnhTG giúp mình một số thứ về toán để số học lại công thức. Và khi hỏi các bạn bên Tencent thì mới biết là công thức này do một tiến sĩ tâm lý học xây dựng nên chứ không phải một kỹ sư tin học (??)
(cái này là Ranking đựoc thể hiện ra nè... mà hơi nhỏ) 
Đa số hầu hết các IM của phương tây đều miễn phí thì QQ IM của Hoa Hạ rất hiếm là 1 sản phẩm với số lượng người dùng đông đúc mà vẫn thu phí được. Họ đã làm đuợc một điều rất quan trọng đó là: Thiết lập đuợc một trật tự xã hội từ giàu đến nghèo có phân cấp trên một nền tảng QQ IM 

Nếu FPT thời đấy phát triển tới cùng hệ thống chat và mạng TTVN lên thì chắc sẽ có 1 Tencent Việt Nam(?). Sau này VNG cũng đã lựa chọn Chat làm sản phẩm chủ lực để đi lên (Zing Chat). FPT Visky thì chọn ViTalk.

Và giờ đây khi cuộc chiến IM trên PC đã xong xuôi rồi thì cơ hội trên Mobile đã giúp nhiều công ty rất nhanh chụp lấy để cố gắng tạo nên một platform như Tencent đã từng làm...

Tại sao QQ IM là platform của Tencent.

Định nghĩa Platform là gì? Trên Internet có vô số định nghĩa các bạn có thể google. Còn bản thân tôi thấy Platform là một nền tảng mà quản lý CMND (chứng minh thư) và VÍ TIỀN của user thì gọi là Platform. Vì vậy mà các công ty internet lớn ai cũng muốn làm Platform để cung cấp cho bên thứ 3 phát triển ứng dụng gắm vào như Facebook, Google dựa trên cái ID và cái Ví của mình (?)

Chung quy lại nắm đựoc ID và Ví của nhân dân tức là bá đạo rồi phải không? QQ đã chiếm hầu hết CMND của người Hoa Hạ và quản lý luôn túi tiền. Trung bình 8% trên tổng số user phải trả tiền hàng tháng cho Tencent đều đặn với một công thức rất logic đến từng chi tiết nhỏ nhất. Vì vậy với số user khủng thì việc thu mấy đồng bạc cắc đã không còn là chuyện bình thường như bao nhiêu người tưởng nữa rồi.

(Số liệu hơi cũ chút - nguồn +8*)


Tại sao người dùng phải trả tiền? 
Thì cũng vì chữ Sĩ mà ra cả.



QQ IM thiết kế như một game social chứ không phải là IM đơn thuần. Bản thân nó không những gánh toàn bộ các dịch vụ khác trên lưng mình mà còn có mạch máu gắn chặt đến các dịch vụ khác dựa trên công thức tính toán sao cho "Trách nhiệm và quyền lợi" của User một cách  hài hòa và logic nhất có thể.

Lại nói về cái Sĩ, ở một số IM khác thì chỉ là một hình đại diện được chụp hoặc đưa đại đâu đó lên, chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng QQ IM thì khác, Avatar là cả một kho các "Chân dài + mắt to" với hàng chục công ty thiết kế đồ họa gia công cho họ và từ đây đem về một nguồn thu không nhỏ cho QQ IM. Nhưng họ chỉ thành công ở Hoa Hạ còn khi ra thế giới thì chết thẳng cẳng vì chẳng ai mua Avatar(??)

thiết kế đẹp nhỉ....

Vì sao các bạn trẻ lại phải trả tiền hàng tháng để mua mấy thứ Avatar vớ vẫn đấy! Thì cũng vì ước mơ cũng vì thể diện cả. Nếu mua nhiều, nạp tiền nhiều, Online nhiều ... các bạn ấy mới đạt đuợc nhiều "Ước mơ thầm kín"  - điều rất quan trọng với tất cả người Á Đông. Ai mà VIP thì chữ đỏ lòm, list lúc nào cũng nằm trên đầu, event gì cũng được quyền lợi trước, dịch vụ gì ra cũng được xời trước... thế thì bảo sao các bạn ấy không phấn đấu.

Các bạn đừng nghĩ công thức Sĩ kia đơn giản chỉ cần cho vài cái điểm (point) rồi tăng tăng giảm giảm theo số là xong chuyện. Hệ thống Ranking và membership của QQ rất lớn mà khi tôi tìm hiểu rõ ràng nguồn cội thì đúng là xưa nay những người làm sản phẩm như chúng ta quá xem thường các thứ như Point, level của user và hòan thiện nó một cách hời hợt.

Độ tuổi sử dụng QQ mãnh liệt nhất và có nạp tiền đều đặn là ở lứa tuổi từ 19-24. Còn độ tuổi lớn hơn chắc chỉ sử dụng để làm công cụ giao tiếp hoặc gọi điện. QQ IM đuợc thiết kế bao gồm đầy đủ tất cả các tính năng mà các IM nổi tiếng khác trên thế giới có như: VoIP, Text, emoticons, translation...

Đa số người dùng của QQ mà nạp tiền đều là xì tin ^^
QQ IM cũng chỉ thành công tại Hoa Hạ thôi vì các chức năng đều thiết kế phù hợp với người Á Đông hơn. Còn bản QQ quốc tế chưa được phổ biến và không có nhiều user  có chăng chỉ là những người sử dụng cần liên lạc với bên China.

Các dịch vụ thu tiền và không thu tiền

Nền tảng QQ IM đã đẩy máu nuôi tất cả các dịch vụ khác
Tại sao trước đây người người muốn làm IM, nhà nhà muốn làm IM. Chung quy lại là để có được 1 platform mà gánh những dịch vụ khác đi nhanh hơn. Nhưng theo ý kiến chủ quan cá nhân thì để làm Platform không nhất thiết phải đi lên từ IM mà có thể đi lên từ bất kỳ thứ gì đang là thế mạnh. Nắm trong tay user và ví tiền thì công ty đó đang có một thế mạnh lớn để làm Platform.

FPT Có Vnexpress, VNG có Zing Zalo, VCC có Dantri, VTC có Go.... Theo bạn thì công ty nào có khả năng làm đuợc Platform (ID và Ví) lớn nhất Việt Nam?  Nhưng mình thì nghĩ Telco có cơ hội lớn nhất, các telco nắm hầu hết định danh (ID) và Ví tiền thậm chí là cả hạ tầng. Mình tin là nếu 1 Telco làm quyết liệt thì sẽ có 1 NTT DoCoMo tại Việt Nam (??!)


THỊ TRƯỜNG OTT
Là việc chuyển dữ liệu video và audio trực tuyến mà không cần các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP, Telco) tham gia vào việc phân phối hoặc điều khiển bản thân nội dung.
Tức là nhà cung cấp nội dung đứng ở bên thứ 3 cung cấp các nội dung, còn các ISP, Telco chỉ có đảm nhiệm việc  truyền tải gói IP. (Wiki)

Thị truờng OTT tạm chia ra 2 nhánh - của Á Đông: WeChat, Line, Kakao Talk, Zalo và của phương Tây: Whatsapp, Viber, FB IM...

Các sản phẩm OTT này hầu hết đều có một tính năng chung là Text message và Voice Message (nhu cầu cơ bản của Mobile Phone) trên hạ tầng của ISP, Telco vì thế sự sụt giảm doanh thu của họ là điều tất nhiên khi mà chi phí rẻ hơn nhiều khi sử dụng Thoại của Telco.

Nhấn mạnh Free Call, Text message 
Hầu hết các sản phẩm ở phương Tây luôn tập trung vào Text và Free Call...vì với tệp user này thì đây là nhu cầu cơ bản và bức thiết. Còn các sản phẩm Á Đông ngoài tính năng Text + Free Call lại tập trung mạnh vào họat động cộng đồng như: Tìm bạn, viết khoảnh khắc, viết thư tình, upload ảnh....

Nhấn mạnh yếu tố Cộng đồng: Social, Look Around...
Các OTT phương Tây đa số là tính hợp họat động cồng đồng qua share Facebook, twitter, G+ là những thứ thành công có sẵn. Á Đông lại chọn cách tự xây dựng riêng cho chính mình. Và cũng dễ hiểu vì sao các OTT như WeChat, Line, Kakao Talk cũng dần dần sẽ trở thành một sản phẩm thiên về MXH trên Di động hơn là OTT.

2. WeChat


WeChat tính tới thời điểm này có trên 300 triệu người dùng nhưng chưa đến 15% người dùng quốc tế (Source: TechinAsia) và đa số cũng ở những nước Á Đông như: Indo, Thái Lan, Philippine. Số người dùng còn lại đều ở Hoa Hạ cả. Kể ra số người dùng Quốc tế của Whatsapp, Viber, FB IM, Skype vẫn vượt WeChat nhiều lần.

WeChat có gì hấp dẫn?
Chức năng hấp dẫn nhất của WeChat ngoài Communication (Text, Voice) chắc hẳn là Chức năng Community (Tìm Hot Girl, Chia sẻ moment, Shake, Quăng chai lọ...).

Bản Quốc Tế WeChat được thiết kế thông minh tận dụng tối đa cộng đồng Facebook và danh bạ điện thoại. Đăng ký dùng số điện thoại thì sẽ lấy toàn bộ contacts sau đó tiếp tục associate với FB Connect để lấy toàn bộ friends, relations và ngược lại. Dù có đăng ký bằng FB hay Số ĐT thì đi lui đi tới cũng vướng vào lưới thôi.

Nhưng thật ra đứng sau WeChat là một thứ khác hoành hơn! Thứ đó là gì?
Đó chính là là QQ Mobile. WeChat chỉ là một bản sao và lược bỏ rất nhiều chức năng để phù hợp với Quốc Tế hơn, dù sao với tiền tấn Marketing (vài trăm tỉ đồng là ít (?)) thì WeChat đạt được số user khủng. WeChat vẫn đang đựoc xem là máy xay tiền.

Chức năng chính của QQ Mobile Featured Phone

Tiền thân của WeChat là QQ Mobile trên featured Phone. Được phát triển đã rất lâu rồi nhưng vẫn hội tụ đủ tính năng của một IM lớn. Tất cả những gì WeChat có thì QQ Mobile Featured Phone đã có trước đó 5 năm (2007). 

Với số chức năng nhiều gần  như gấp đôi WeChat
Membership và Ranking 
Mạng xã hội Tencent Weibo

Cổng tin tức
Mạng Xã Hội QZone
..... và nhiều tính năng khác không liệt kê ở đây.

Với xu thế smartphone (Android, IOS) phát triển như vũ bão thì tất nhiên 1 bản QQ Mobile Smartphone xuất hiện với các tính năng hơn hẳn điện thoại cùi bắp. Một báo cáo không rõ nguồn chỉ rằng: Tổng số điện thoại bán ra trên thị trường năm 2012 thì gần 70% là điện thoại Android. Android giờ rất giống JAVA J2ME (Nokia) năm 2005 và giờ đây Android được xem là mảnh đất vàng cho các Developer phát triển App (lol).

Dựa trên lượng user lớn từ Web, Tecent đã convert toàn bộ sang Mobile. Nhưng vì sao lại lấy tên WeChat (China là Weixin)? Theo ý cá nhân mình thì dùng tên QQ cho bản quốc tế trước đó không ăn thua rồi, nên dùng cái tên Tiếng Anh cho dễ nhận biết (?)

Và hầu như các IM Á Đông: Line, Kakao Talk đều đi theo xu hướng MXH, tất nhiên cũng có một số tính năng được thiết kế khác biệt. Và với việc dominate thị truờng trong nước xong rồi thì xâm chiếm ra quốc tế là điều hiển nhiên. Chuyện WeChat, Line, KakaTalk bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu đô la để làm marketing/PR rầm rộ như hiện nay là chuyện rất đổi bình thường. Với lượng tiền như vậy thử hỏi các công ty internet nhà ta có cơ hội cạnh tranh ngang bằng đựoc về mặt tài chính không chứ chưa nói về công nghệ.

Tuy nhiên với những thứ như thế này có thể những nhóm nhỏ thường có lợi thế hơn doanh nghiệp lớn vì dễ linh động và chọn ra những chức năng ngách thay vì đánh trực diện vào các tính năng như các công ty đối thủ to.

LINE cũng gần gần như Kakao và gần như weChat và đều có Tencent là Cổ đông 

WeChat kiếm tiền như thế nào?

Trường phái Tây Phương: Viber, Whatsapp... kiếm tiền trên IM có xu hướng thiên theo cách skype làm. Có thể gọi vào số điện thoại thật và trả phí mua credit. Ngoài ra, có thể kiếm tiền từ quảng cáo hoặc một số hình thức khác.

Á Đông thì chọn cách làm nền tảng (mobile platform) cho toàn bộ các dịch vụ Gia tăng trên Di động và chủ yếu là Game. Tuy nhiên để làm đựoc điều đó thì user phải đạt đuợc một số lượng nhất định. Dễ hiểu vì sao tất cả các OTT ào ạt làm Marketing để chiếm cộng đồng.

Nguyên tắc xây dựng cộng đồng đầu tiên sản phẩm phải tốt đã (cá nhân đã thất bại nên thấy đuợc điều này - sản phẩm tốt phụ thuộc nhiều vào người làm Product, trình độ kỹ sư và định hướng của Sếp) vì dù có bỏ tiền núi làm marketing đi chăng nữa thì rồi số NRU (New Register User) tăng khủng khiếp vài triệu nhưng MAU (Monthly Active User) chả đáng bao nhiêu vì thường nguời dùng login vào xem thử là cái gì (?) sau đó thì lặn luôn (lol). Nếu sản phẩm tốt thực sự có thể cạnh trang ngang bằng thì khi đạt tới điểm mốc viral (Tipping Point) khoảng 2-3triệu user, tức khắc sẽ bùng lên theo cấp số.

Cách đây 2 tháng Kakao Talk đã ra mắt chỉ 1,2 game đơn giản trên nền tảng IM của mình và lập tức thu về trên 15 triệu đô/tháng nhờ nhu cầu chơi game này. Đây chính là cần câu cơm của tất cả OTT Á Đông khi họ bỏ rất nhiều tiền và nhân lực cho sản phẩm. WeChat chưa ra game nhưng đã có thông báo chuẩn bị ra.

Cha của WeChat là QQ Mobile đã phủ hàng trăm game. Game ở đây chỉ những game đỉnh, hoặc game bài thì do chính Tencent phát triển, còn lại thì hằng hà xa số game từ Third party.

Đủ thể loại Game
Vì sao nhiều công ty lớn phải đẩy mạnh đầu tư vào Mobile? Vì sao chủ tịch FPT luôn đưa Mobility lên hàng đầu trong chiến lược của mình? Vì một nguyên tắc cơ bản: web thì miễn phí còn Mobile là thu phí. Trong phần trước trong tháp user của QQ thì số người dùng mobile tuy ít hơn nhưng số người trả tiền cao hơn rất nhiều.

3. Tham vọng Appstore

Trước khi IOS và Android ra đời thì cuộc chiến Appstore có vẻ yên ắng, chỉ có một vài Store do bên thứ ba như Getjar...

Nhưng giờ đây cả thế giới ghi nhận sự thành công vượt trội của các Appstore với doanh thu lên hàng tỉ USD của Apple Store, Android (Play), và gần đây có sự tham gia của Microsoft với Windows mobile, Blackberry và nhà sản xuất chip điện thoại China là  MTK cũng có nền tảng giải pháp store của riêng mình. Nokia cũng tham gia thị trường với Ovi Store của mình (đã đổi thành Nokia Store)

Như vậy phải chăng các đại gia thành công và chiếm lĩnh App store phải là công ty sở hữu một hệ điều hành di đông như: IOS, Android, Windows phone, Blackberry, MTK? Và do đó mà gần đây chính phủ China cũng hỗ trợ Baidu và Alibaba xây dựng hệ điều hành trên Di động cạnh tranh với Android của google (?).

Vậy những công ty không có khả năng làm hệ điều hành sẽ không có cơ hội làm App Store? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngõ vì cũng có rất nhiều store không có OS vẫn sống được như AppstoreVN, 91.com, getjar.. Phục vụ các tệp user đa dạng, được bản địa hóa để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng chính thức cũng như jailbreak.

Còn về lâu dài  vẫn chưa biết sẽ ra sao khi mà trong lịch sử Youtube đã giết chết hầu hết các website video địa phương trừ các site đặc thù và chuyên biệt phục vụ các nhu cầu riêng cho tưng quốc gia như TV, Phim HD miễn phí... Tuy nhiên chưa thể nói được gì khi mà thị trường Mobile quá khác biệt so với thị truờng Web.

Lợi thế của các App store địa phương là có thể lựa chọn và sắp xếp các App sao cho hợp nhu cầu nhất của địa phương. Hơn nữa tuy không sở hữu đuợc hệ điều hành nhưng các công ty địa phương lại sỡ hữu một cộng đồng người dùng lớn trên các sản phẩm dịch vụ có sẵn của mình.

Tencent triển khai App Store khi không sỡ hữu hệ điều hành (trước đây Tencent cũng có đặt hàng cho MTK làm một thiết bị là QQ Media (?) nhưng cũng không thành công - có tham vọng tiến sâu hơn vào thiết bị). Nhưng tại sao Tencent vẫn quyết tâm và có tham vọng trong việc xây dựng App store. Vì nền tảng cộng đồng trên Di động rất lớn.

Xét về đặc thù hệ điều hành. IOS đóng còn Android khá mở. Điều đó dễ nhiều hãng internet lớn thay vì tham vọng làm hệ điều hành thì chọn Android làm nền tảng phát triển tiếp. Amazon Kindle tùy biến hóa Android, gần đây FB đã chọn Android phát triển Facebook Home can thiệp khá sâu vào nền tảng này để chiếm lấy màn hình chính của Android.

Về Android là thế còn IOS thì sao khi mà Apple quá đóng. Một số công ty của Nhật Bản và trung quốc đã cố gắng không phụ thuộc vào Apple store khi sử dụng công nghệ HTML 5 trên nền trình duyệt cho các game, ứng dụng của mình tuy nhiên điều đó cũng phải đợi thời gian trả lời được. Điển hình như mạng cộng đồng Ameba của Cyber Agent đã áp dụng một số game sử dụng HTML 5.

 Dựa trên nền tảng QQ Mobile, WeChat thì Appstore của Tencent được xây dựng có những đặc tính riêng của mình.
App đã đuợc chọn lọc và địa phương hóa
Cộng đồng tải App
 Một tính năng hay nữa là cộng đồng hóa, có hội có phường đánh giá về một App. Và chỉ ra bạn bè mình ai cũng đã tải và đã chơi những App như mình... (Tất nhiên là chỉ có hệ thống mở trên Android mới làm được, còn IOS thì vẫn phải lên App Store của Apple thôi : )

Quản lý app trong hệ thống
Hệ thống quản lý App trong thiết bị: Đã download, đang download, Update, Remove... Thay vì chỉ cho tìm kiếm và download thì App Store này không để người dùng phân tâm mà thiết kế luôn việc quản lý App kể cả các App được cài từ nhiều nguồn và nhiều cách khác nhau.

Ngoài Tencent thì có rất nhiều công ty khác của Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực này. Và Một trong số các công ty này có đuợc sự thành công lớn ở thị trường đông dân nhất thế giới này là công ty 91.com.

App store của 91.com
Xét ở việt Nam các công ty nào đang tham gia vào thị trường App Store? Đầu tiên phải kể đến là các Telco Viettel, vina, mobi như: MSpace, mstore... Kế đến là các công ty Công nghệ gồm: Appota, FPT Mobile Application và gần đây theo một số tin tức thì VNG sau thành công của Zalo cũng sẽ tham gia sớm vào thị trường App Store.

Xét ở FPT. FStore được xây dựng trên nền tảng MTK và nhằm tạo thêm nhiều giá trị cho người dùng sử dụng điện thoại thương hiệu FPT. Sau sự thành công trên nền tảng Fphone sẽ mở rộng ra các nền tảng khác. Tuy nhiên với thị phần điện thoại FPhone thì chưa thể xây dựng được một App store đủ sức cạnh tranh.

Appota cũng là một công ty bước đầu gặt hái đuợc nhiều thành công dựa trên các kênh quảng bá hữu hiệu như GSM, Appstore.vn và cũng như các store địa phương khác việc chọc lọc và sắp xếp ứng dụng cũng giúp cho Appota thành công bước đầu.

Còn các bạn nghĩ sao về thị trường App Store tại Việt Nam. Có cơ hội gì cho các Công ty Internet Việt Nam tham gia?

4. Game 
Như phần trên có đề cập đến các sản phẩm Top 1 của Tencent gồm IM PC - QQ, IM Mobile-WeChat và Mobile VAS. Còn Game thì Tencent thế nào? Tencent vẫn tiếp tục là số 1 trong lĩnh vực phát hành Game.

Tỉ lệ người sử dụng internet và tỉ lệ người chơi game cũng như ARPU trung bình của Game ở TQ.

Nguồn Credit Suisse - Theo số liệu rất cũ (đầu năm 2010)
Công thức dự báo doanh thu của Game

Tencent là nhà phát hành game lớn nhất TQ.
Đi lên từ platform IM và Portal QQ và các dịch vụ khác, Tencent có trong tay một lượng người dùng khổng lồ từ đó chiếm vị trí là công ty phát hành game số 1.

Năm 2009 Tencent đã là 1 công ty phát hành game lớn nhất Trung Quốc dựa trên tựa game và doanh thu
Casual Game vẫn chiếm tỉ trọng doanh thu và user số 1 tại Trung Quốc

Muốn là công ty phát hành game số 1 thì phải nhất định phải có Game Platform
Trên PC - Tencent mở ra rất nhiều Portal game từ web - Desktop

Desktop Game Portal - qqgame.qq.com

Cổng game trên web - 3366.com
App manager cũng gắn Game nốt 

QQ Chat cũng gắn Game 

Game trên mobile
Chiến lược cũng tương tự PC - xây dựng portal game từ Wap đến App


Thành công phát hành game trên PC từ IM QQ và cổng Portal QQ, Tencent đã thành công weChat và chiến lược tương tự sẽ phát hành game trên nền weChat. Những game phát hành chủ yếu là puzzle, casual, đối kháng nhẹ nhàng mang tính social nhiều hơn.

Xét ở Việt Nam: VNG có cổng game Zing Me, VCC có Soha, FPT có game Gate, và hàng loạt cổng game khác...

Kết luận từ người biên tập:
Qua bài viết, có lẽ mỗi người trong chúng ta, nhất là các bạn đang làm các công việc liên quan, mỗi người đã có những góc nhìn mới:
  1. Vì sao Zalo lại đổ tiền tấn, vì sao Line, WeChat, Kakao Talk lại bỏ mấy chục triệu usd để làm marketing rầm rộ - trở thành leader trước hết tại Việt Nam, khi xu thế người dùng dịch chuyển từ SMS sang OTT. Khi nắm được ID của người dùng, việc biến nó thành bàn đạp cho các nước cờ kế tiếp sẽ dễ dàng hơn. 
  2. Bước kế tiếp của Zalo là gì? Theo mô hình của QQ thì dễ thấy là bước kế tiếp Zalo sẽ  nối kết các dịch vụ vào Zalo, để Zalo trở thành trung tâm, tạo lập xung quan nó một hệ sinh thái mới. Muốn kiếm tiền? Game là chuyện dễ thấy.
Ngoài việc giải đáp các câu hỏi từ đầu bài viết, là một người làm marketing, làm sản phẩm có lẽ chúng ta còn học được nhiều hơn thế:
  • Đầu tư vào tương lai: Làm một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ so với thế giới thì Việt Nam cũng như Trung Quốc, đều chưa có nhiều công ty làm được ở mức độ như thế giới, để có một công ty tầm cỡ như Yahoo, Facebook hay Google. Tuy nhiên ở góc độ copy,địa phương hóa và chiến thắng tại thị trường nội địa thì hoàn toàn có thể. Tencent đã làm rất tốt điều đó, mỗi khi có một trào lưu mới, Tencent đều chọn đúng sóng cho thấy họ rất hiểu thị trường và thực thi rất hoàn hảo. Từ IQ ->  IVAS  > Portal > Mạng xã hội > Mobile, lần nào cũng quyết tâm và trở thành leader trong các đợt sóng lớn của thế giới, tại thị trường Trung Quốc.
  • Am hiểu thị trường, hiểu được thế giới đang đi về đâu, đâu là trào lưu lớn, quyết tâm đeo đuổi và bắt được sóng là những đặc điểm mà chúng ta nên học hỏi. Hiện tại, sau đợt sóng Groupon tại Việt Nam, điều gì là kế tiếp? Có phải là Thương Mại điện tử không? Bạn sẽ làm gì với đợt sóng đó? Cả thế giới đang dịch chuyển sang di động và tablet (xem số liệu về xu hướng này tại đây), chúng ta đang làm gì, chuẩn bị gì để bắt sóng?
  • Tận dụng lợi thế cạnh tranh bền vững: là điều mà đối thủ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để có được hoặc có thể là không bao giờ làm được để trở thành bá đạo. Với Tencent là QQ, với nhà cung cấp mạng chính là số lượng người dùng rộng khắp và túi tiền của họ.
  • Sản phẩm tốt chưa đủ: Một suy nghĩ sai lầm phổ biến là nếu chúng ta có một sản phẩm đủ tốt, thị trường tự nhiên sẽ có phần, người dùng sẽ yêu thích chúng ta. Nếu vậy Zalo và các sản phẩm khác không đổ tiền để marketing rầm rộ làm gì. Mặc dù sản phẩm là cái rất quan trọng, như bạn Giản đã chỉ ra, nếu không có sản phẩm tốt, người dùng vào thử rồi lặn luôn. Nhưng chỉ sản phẩm tốt thôi thì chưa đủ. Đó là lý do chúng ta có bộ phận marketing, đúng mũi chịu sào 4Ps: Product - Price - Place - Promotion. Trong quyển sách In The Plex, Steven Levy đã cho chúng ta biết: Khi Google mới mua lại Adsense từ Applied Semantics, họ đã biết đây chính là cơ hội lớn - Google đặt mua các vị trí quảng cáo trên các báo lớn, mà NYTimes là ví dụ, rồi cho các nhà quảng cáo Adwords chạy miễn phí. Google chịu chi phí cho cả 2 phía trong thời điểm đó. Trong vòng 2 tháng, Sergey đã tiêu hết 1,5 triệu USD. Đó là một vụ đầu tư đáng đồng tiền bát gạo. Sau vài tháng, Google có đầy đủ dữ liệu chứng minh rằng nếu các hãng xuất bản đăng ký chương trình Adsense, số tiều họ có được từ các cú nhấp chuột sẽ thay Google thực hiện cam kết. Adsense cuối cùng đã mang lại cho Google 10 tỉ usd - mỗi năm.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Định nghĩa Content Marketing & Ứng dụng tại Việt Nam

Ngoài ví dụ Jell-O đươc content marketing cứu sống, danh sách những công ty sử dụng content marketing hãy còn dài. Những công ty thành công và lớn nhất đang sử dụng Content Marketing có thể kể là:  Microsoft, Coca Cola, American Express, P&G lẫn GE. Vì sao các công ty khổng lồ và thịnh vượng lại sử dụng content marketing? Đơn giản vì nó hiệu quả!


Content Marketing là gì?
Định nghĩa và giải thích về cụm từ "content marketing" có lẽ là một trong những chủ đề nóng, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhưng có rất ít người có thể  xác định chính xác nó là gì, có gì khác so với  marketing truyền thống.

Để ứng dụng vào các hoạt động marketing của mình, chúng ta phải hiểu một cách thấu đáo định nghĩa content marketingcách thức hoạt động và những yếu tố then chốt.


Cách tiếp cận:
Cách tiếp cận truyền thống sẽ tập trung vào việc tạo ra sự chú ý của người tiêu dùng, thường là trong một thời gian ngắn. Khi tập trung vào sự chú ý, các quảng cáo, các hoạt động marketing sẽ không mấy tập trung vào việc mang lại cho người tiêu dùng thông tin có giá trị. Cách làm này cũng khá tốn kém, nhất là khi không thể chứng minh được hiệu quả mang lại.

Trong khi đó, content marketing tập trung vào việc mang lại các thông tin có giá trị với người tiêu dùng. Đầu tiên, content marketing sẽ hướng dẫn, dạy (education) người tiêu dùng về sản phẩm, mở đường cho việc mua hàng trong tương lai. Khi thương hiệu cung cấp cho người tiêu dùng điều gì đó giá trị, thì đồng thời cũng tạo ra tính gắn kết và lòng trung thành với thương hiệu (brand loyalty).

“Education is the most powerful weapon to change the world.”

Định nghĩa Content Marketing
Tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị.  Nội dung này phải được được cung cấp liên tục để duy trì và thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Content Marketing là một hoạt động tiếp thị cần thiết để giữ chân khách hàng, tìm thêm khách hàng mới và giúp các công ty xây dựng một thương hiệu mạnh.


Bạn có biết mỗi ngày đánh răng mấy lần là tốt? 3 lần phải không? Vì sao bạn biết điều này? Bạn có làm theo điều bạn cho là đúng không? Trước đây, nếu bạn quan sát bạn sẽ biết là các quảng cáo về kem đánh răng thường dạy chúng ta rằng: mỗi ngày tốt nhất là nên đánh răng 3 lần nhưng vì sao tới thời điểm này thì lời khuyên đã khác đi: mỗi ngày nên đánh răng 2 lần?

Lời khuyên chỉ còn lại: sáng và tối



Câu trả lời rất đơn giản: vì khuyên đánh răng 3 lần một ngày là không khả thi, đánh răng buổi trưa khó khăn và đòi hỏi nỗ lực quá nhiều, nhưng 2 lần thì khả thi. Trong quảng cáo này, bạn cũng thấy PS dùng hai nhận vật: bé trai và người bố. Lý do chọn lựa bố, chứ không phải mẹ vì nghiên cứu cho biết 2 người trong gia đình lười đánh răng nhất là ông bố và các bé.

Để thay đổi thói quen của người tiêu dùng là một việc cực kỳ khó, nên các quảng cáo liên tục từ năm này sang năm khác nói cùng một chủ đề một cách kiên nhẫn. Các thương hiệu từng chút từng chút một thay đổi một thói quen của người tiêu dùng.

Chính vì thế Content marketing cần khuyến khích các phản ứng tích cực từ khách hàng (reaction). Nếu nội dung không thể thay đổi hoặc duy trì thói quen của khách hàng, nó không có giá trị gì cho marketing. Content marketing cần một nội dung hấp dẫn và thúc đẩy kinh doanh.

Tuy nhiên, hình thức marketing này không liên quan trực tiếp tới việc bán hàng. Thay vì tập trung vào bán hàng mà thôi, nó tập trung vào việc cung cấp các thông tin hữu ích cho những đối tượng mục tiêu một cách thường xuyên. Mục tiêu là thương hiệu trở thành một chuyên gia, thu hút khách hàng mua hàng khi họ sẵn sàng.
Một số mục tiêu theo từng giai đoạn từ  Content Marketing Institute
Content Marketing được ứng dụng trong Thương mại điện tử tại Việt Nam

Khi phụ trách làm marketing cho các mỹ phẩm, các sản phẩm làm đẹp tôi nhận ra ra người tiêu dùng không thực sự am hiểu về các sản phẩm làm đẹp. Mỹ phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ. Khi bị dị ứng hoặc xấu đi chẳng khác nào giết chết sự tự tin, vốn mang lại linh hồn cho người phụ nữ.

Rủi ro này rất dễ bắt gặp, không chỉ với người tự sử dụng mà ngay cả đi spa hoặc được tư vấn vẫn gặp rủi ro như thường, một số ví dụ tại đây, đây, đây và đây. Ngay cả BunBun là một cô nàng sở hữu một trang dạy make up thuộc top 10 blog làm đẹp nổi tiếng nhất tại đảo quốc Singapore cũng không khá hơn.
Trước khi giao phó nhan sắc mình cho một cơ sở làm đẹp tại Singapore
Hậu quả
Trong Team Marketing của tôi có một bạn intern thông minh tên là Phương Thy. Thy muốn giúp người sử dụng mỹ phẩm giảm bớt rủi ro về dị ứng. Bạn ấy đã tìm thấy một cách rất đơn giản để giúp khách hàng: tạo ra một chương trình trắc nghiệm để xác định loại da. Bạn biết da của bạn thuộc loại nào: da khô, da dầu, da hỗn hợp (vừa dầu vừa khô).. bạn sẽ chọn đúng sản phẩm.

Kết quả sau campaign sau 5 ngày
Như bạn nhìn thấy, lượng người vào xem rất khiêm tốn, nhưng tỉ lệ chuyển đồi thành khách hàng rất tốt. Để có được tỉ lệ convert cao như thế, chỉ riêng content marketing thì không thể làm được. Nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá bán, chương trình khuyến mãi,  dịch vụ khách hàng, các điều khoản đổi trả hàng, độ uy tín của website.. nhưng nó cũng đủ cho chúng ta thấy, nếu content của bạn thực sự tốt, bạn hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu và thúc đẩy việc mua hàng của họ.

Áp dụng tương tự cho các sản phẩm của mẹ và bé, làm thế nào để một người mẹ, lần đầu tiên có con rất bỡ ngỡ yên tâm hơn trong việc chuẩn bị cho bé yêu chào đời? Làm thế nào để họ biết được các sản phẩm này tốt hay xấu, làm thế nào để giảm bớt thời gian của họ phải tìm kiếm các thông tin về từng sản phẩm liên quan từ internet...

Các nội dung cứ thế tuôn chảy và giúp thương hiệu không chỉ chạm vào phần chức năng mà còn chọn vào trái tim của người tiêu dùng, giúp khách hàng làm tốt thiên chức làm mẹ của họ dễ dàng. Không một người viết content nào có đủ các trải nghiệm như thế, với mấy nghìn sản phẩm khác nhau, đủ mọi loại sản phẩm và thương hiệu, nhưng may mắn thay, bạn có thế phát triển các nội dung hữu ích này với sự giúp đỡ của những người đã thực sự dùng qua sản phẩm và càng đáng tin hơn khi có được review từ cộng đồng về mẹ và bé lớn nhất Việt Nam. Hơn 1 triệu bà mẹ và hơn 5 triệu người đọc mỗi tháng, vô vàn các thông tin hữu ích đang có sẵn, chỉ cần tập hợp và lấy người thật việc thật để giúp các mẹ lần đầu tiên sinh con yên tâm hơn với các lựa chọn của mình.

Bạn có thể không thực sự thay đổi thế giới theo cách hiểu giải cứu thế giới ra khỏi thảm họa như phim ảnh của Hollywood, nhưng nếu bạn có thể giúp một người không bị dị ứng, giúp họ tự tin trong cuộc sống hay có thể giúp một đứa trẻ sơ sinh tránh được rủi ro vì sử dụng sản phẩm gây hại cho sức khỏe của bé thì bạn đã thay đổi thế giới của một người và phần nào đó giúp thế giới này tốt đẹp hơn.


Vì thế, không phải là tự nhiên các công ty hàng đầu lại quyết định đầu tư vào content marketing: IBM, Indium, Intuit,Zenith Infotech, General Electric, General Mills,  Roberts & Durkee Law Firm, Sherwin-Williams, NLB, Liberty Mutual, Lauren Luke, Google, Caterpillar, RCI


Nếu bạn nào đã theo học các lớp Digital Marketing tại VietnamMarcom mà tôi đứng lớp, có lẽ  rất quen thuộc với ZMOT: định nghĩa, ứng dụng và tầm quan trọng của nó. Hãy nhớ, nó đến từ chiến dịch content marketing của Google.

Khi Big C sử dụng Content Marketing cho điện máy
Điện máy là mặt hàng có giá trị cao và phức tạp, vì vậy, lựa chọn sản phẩm điện máy là việc không dễ dàng đối với khách hàng. Big C sử dụng B-bar với 3 mục tiêu chính: chủ động cung cấp thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ và có chiều sâu, tăng cường tư vấn trực tiếp cho khách hàng.


Các thông tin giúp người tiêu dùng chọn lựa, ra quyết định và cách sử dụng đúng sản phẩm rất hữu ích

Với việc bố trí các video hướng dẫn phát liên tục trên các LCD cùng các bảng thông tin dán cố định trên tường, khi có nhu cầu về mặt hàng nào, khách hàng có thể đến tại khu vực được phân chia riêng biệt cho mặt hàng đó, chủ động theo dõi các video đang phát hoặc các hướng dẫn trên tường, sẽ nhanh chóng nắm bắt được những thông tin cần thiết về đặc tính, nguyên tắc lựa chọn, ý nghĩa các thông số kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, bảo quản sản phẩm… một cách cụ thể và chi tiết

Người dùng không ngay lập tức mua hàng, khi cung cấp các thông tin và tiếp cận với nhu cầu của khách hàng ở những giai đoạn đầu tiên, BigC tăng khả năng chiến thắng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Kết luận:  Content marketing cần một nội dung hấp dẫn và thúc đẩy kinh doanh. Tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị cho khách hàng trong suốt các giai đoạn ra quyết định mua hàng tăng khả năng chiến thắng cho doanh nghiệp trong một rừng lựa chọn khi người tiêu dùng có nhu cầu. Mục tiêu là thương hiệu trở thành một chuyên gia, thu hút khách hàng mua hàng khi họ sẵn sàng.

Chúc các bạn nắm được bí quyết về content marketing và vận dụng thật hiệu quả cho công ty của mình!