Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Apple đã thiết kế iPod như thế nào!

Không phải ngẫu nhiên mà bạn thích một bản nhạc! Nó phản chiếu tâm hồn của bạn, bạn tìm thấy chính mình trong nó.




Steven Levy đã viết trong cuốn sách Điều hoàn hảo (The Perfect Thing): “Đơn giản chỉ cần đưa chiếc iPod của bạn cho một người bạn, người hẹn hò với bạn, hoặc một người hoàn toàn xa lạ ngồi kế bên bạn trong một chuyến bay, họ sẽ hiểu được bạn giống như đang lật mở một cuốn sách vậy. Việc mà người nào đó cần làm đơn giản là lướt qua thư viện nhạc của bạn trên vòng xoay điều khiển (click wheel) của chiếc iPod, và nói một cách hình tượng, thì bạn dường như đã bị bóc trần. Nó không chỉ là cái bạn thích - mà nó còn là cái chỉ ra đích xác: là bạn là người như thế nào.”

Jobs có niềm đam mê đặc biệt với trong việc sáng tạo ra iPod bởi ông yêu âm nhạc. Những chiếc máy nghe nhạc đã có trên thị trường, ông nói với các đồng nghiệp, “thực sự vớ vẩn.” Phil Schiller, Jon Rubinstein, và toàn bộ nhóm của ông đều đồng ý. Trong khi xây dựng iTunes, họ dành thời gian với Rio và các máy nghe nhạc khác, và vui vẻ hành hạ chúng. “Chúng tôi ngồi quanh và nói, ‘Những thứ này thực sự bốc mùi,’” Schiller nhớ lại. “Chúng lưu khoảng 16 bài hát, và bạn chẳng thể nào tìm ra cách sử dụng chúng.”

Có một số cuộc họp đáng nhớ bởi vì chúng đánh dấu một thời khắc lịch sử và nó cho thấy cách người lãnh đạo điều hành. Chẳng hạn như cuộc họp ở phòng hội nghị tại tầng 4 của Apple vào tháng 4 năm 2001, nơi Jobs quyết định những phần cơ bản của iPod. Có mặt để nghe Fadell trình bày kế hoạch của mình với Jobs là Rubinstein, Schiller, Ive, Jeff Robbin, và giám đốc marketing Stan Ng.

Phil Schiller đã thiết kế khá nhiều các mô hình iPod, tất cả đều giống nhau ở mặt trước: vòng xoay nổi tiếng sau này. “Tôi đã nghĩ về cách bạn duyệt qua danh sách,” ông nhớ lại. “Bạn không thể nhấn một cái nút hàng trăm lần được. Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu bạn có một vòng xoay?” Bằng cách cải thiện vòng xoay với ngón tay của bạn, bạn có thể lướt qua các bài hát. Bạn càng giữ lâu thì càng lướt nhanh hơn, vì thế bạn có thể duyệt qua hàng trăm bài một cách dễ dàng. Jobs reo lên, “Chính nó!” ông đã để Fadell và các kỹ sư làm việc trên ý tưởng đó.

Để giúp iPod thực sự dễ dùng iPod cần giới hạn các dịch vụ mà thiết bị hỗ trợ. Thay vào đó chúng được đưa chức năng đó lên iTunes trên máy tính. Bạn không thể tạo danh sách nhạc ngay trên thiết bị. Bạn tạo chúng trên iTunes và sau đó đồng bộ với thiết bị.

Ipod Nano


Điều đó đã gây tranh cãi. Nhưng thứ làm Rio và các thiết bị khác quá khó dùng là vì chúng phức tạp. Người dùng cần làm các tác vụ như tạo danh sách nhạc bằng thiết bị, vì nó không được tích hợp với phần mềm chơi nhạc trên máy tính của bạn. Vì thế bằng việc sở hữu phần mềm iTunes và thiết bị iPod, nó cho phép chúng ta để máy tính và thiết bị làm việc cùng nhau, cho phép chúng ta đưa sự phức tạp tới đúng chỗ của nó.

Khi Jony Ive đang nghiên cứu mô hình xốp của chiếc iPod và cố hình dung ra sản phẩm hoàn thiện sẽ nhìn như thế nào thì một ý tưởng đến với cậu ấy trong buổi sáng khi đang lái xe từ nhà ở San Francisco tới Cupertino. "Mặt trước của nó nên có màu trắng tinh khiết," anh nói với những đồng nghiệp trong xe, và nó cần được nối liền mảnh với mặt lưng bằng thép không trầy, sáng loáng. “Phần lớn những sản phẩm tiêu dùng nhỏ đều có cảm giác dễ dàng vứt đi,” Ive nói. “Vì không có sự hấp dẫn văn hóa nào với chúng. Điều tôi tự hào nhất về iPod là nó mang lại cảm giác rất đáng giá, không phải thứ có thể vứt bỏ.”


Video giới thiệu về iPod

Màu trắng không chỉ là trắng đơn thuần, mà phải trắng tinh khiết. “Không chỉ là thiết bị, mà cả tai nghe của nó và những dây cáp nối và thậm chí là cục sạc,” anh nhớ lại. “Trắng tinh khiết.”

Những người khác tiếp tục tranh luận về việc tai nghe tất nhiên nên là màu đen như tất cả những chiếc tai nghe khác. “Nhưng Steve hiểu nó ngay lập tức, và ủng hộ màu trắng,” Ive nói.“Cần có sự thuần khiết trong nó.” Hình ảnh đôi tai nghe trắng ngoằn ngoèo giúp iPod trở thành một biểu tượng.

Ive đã mô tả nó: "Có một thứ gì đó rất ý nghĩa, rất quan trọng ở nó và không mang lại cảm giác rẻ rúng, đồng thời nó cũng mang vẻ tĩnh lặng và tự chủ. Nó không ve vẩy đuôi trước mặt bạn. Nó tự chủ, và một chút điên rồ, với đôi tai nghe uốn lượn. Đó là lý do vì sao tôi thích màu trắng. Trắng không chỉ là một màu tự nhiên. Nó vô cùng thuần khiết và tĩnh lặng. Rõ nét và nổi bật nhưng cũng không kém phần kín đáo."


Đỉnh cao trong hầu hết các sự đơn giản hóa là mệnh lệnh của Jobs, khiến các đồng sự hết sức ngạc nhiên, đó là iPod không có nút bật/tắt. Thực tế là hầu hết các thiết bị của Apple: Không cần phải có một cái như vậy. Thiết bị của Apple sẽ vào trạng thái ngủ đông nếu không được sử dụng, và nó sẽ thức dậy khi bạn chạm vào bất kỳ phím nào. Nhưng không cần phải có một cần gạt để “Tách - bạn đã tắt. Tạm biệt.”

Mọi thứ ở vào đúng vị trí của nó: một ổ cứng lưu được hàng nghìn bài hát; một giao diện và một vòng xoay cho phép bạn duyệt qua hàng nghìn bài hát; một kết nối FireWire cho phép bạn đồng bộ hàng nghìn bài hát mà không mất tới 10 phút.


“Chúng tôi nhìn nhau và nói, ‘Nó sẽ trở nên thật tuyệt vời,’” Jobs nhớ lại. “Chúng tôi biết nó tuyệt tới mức nào, bởi chúng tôi biết rõ mỗi người đều muốn có một cái cho riêng mình. Và ý tưởng này trở nên đơn giản một cách tuyệt vời: hàng nghìn bài hát trong túi của bạn.” Một trong những người soạn quảng cáo của chúng tôi đề xuất nên gọi nó là “Pod.” Jobs là người đã mượn từ tên iMac và iTunes để đổi nó thành iPod.

Khi iPod trở thành một hiện tượng, nó đã khiến cho mọi người, từ các ứng cử viên Tổng thống, đến những nhân vật nổi tiếng, những đôi lứa đang hẹn hò, cho tới nữ hoàng Anh, và bất kì người nào khác mang chiếc tai nghe màu trắng đều có thể nhận được câu hỏi: “Có gì trong chiếc iPod của bạn?”

Xem video Steve Jobs giới thiệu máy nghe nhạc iPod

Bộ tuyển tập trong iPod của Steve Jobs là gia tài âm nhạc của một thanh niên của những năm trong thập niên 1970 với tâm hòn của thập niên 1960. Đó là Aretha, B. B. King, Buddy Holly, Buffalo Springfield, Don McLean, Donovan, the Doors, Janis Joplin, Jefferson Airplane, Jimi Hendrix, Johnny Cash, John Mellencamp, Simon và Garfunkel, và thậm chí cả The Monkees (I’m a Believer) và Sam the Sham (Wooly Bully). Chỉ khoảng một phần tư thư viện nhạc là các bài hát của những nghệ sĩ đương thời, như 10000 Maniacs, Alicia Keys, Black Eyed Peas, Coldplay, Dido, Green Day, John Mayer (một người bạn của cả Jobs và Apple), Moby (cũng như thế), U2, Seal, và Talking Heads, về phía nhạc cổ điển, có khoảng vài bản ghi âm của Bach, bao gồm Bản Concerto Brandenburg, và 2 album của Yo-Yo Ma.

Trong số những đĩa CD mà Jobs đánh giá cao, phải kể đến một bản sao lậu ghi lại khoảng trên dưới mười hai công đoạn mà nhóm The Beatles đã thực hiện khi tập đi tập lại bản thu bài strawberry Fields Forever. Sự khổ luyện của The Beatles trong lĩnh vực âm nhạc cũng chính là mục tiêu đã trở thành triết lý của Jobs: một sản phẩm phải được trau chuốt để trở nên hoàn hảo trước khi được công bố ra công chúng.

"Đó là một bản nhạc khá phức tạp nhưng thật thú vị khi chứng kiến quy trình khổ luyện đầy sáng tạo của The Beatles. Họ chơi đi chơi lại bản nhạc đó hàng trăm hàng nghìn lần và cuối cùng đã ra được phiên bản ưng ý trong vòng một vài tháng. Lennon luôn luôn là thành viên nhóm The Beatles mà tôi yêu thích nhất. [Ông ấy đã cười thật tươi khi đến đoạn Lennon dừng lại trong cảnh tập luyện đầu tiên và bắt cả ban nhạc làm lại để kiểm tra hợp âm], ông có nghe thấy khúc co mà họ vừa chơi không? Nó không ổn một chút nào, chính vì vậy mà họ đã làm lại từ đầu. ở lần thu này, mọi thứ thật sự còn rất “nguyên sơ”. Bản hợp âm nghe thật khác thường. Nếu xem lần thu âm này, nhiều khả năng là ông sẽ nghĩ không phải họ mà là những người khác đang biểu diễn. Không viết lời hay sáng tác, nhưng thực sự họ đã tạo nên nó. Nhưng họ không dừng lại ở đó. Họ là những con người cầu toàn và tất nhiên họ sẽ làm đi làm lại đến khi hài lòng. Chính điều này đã khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng khi xem nó vào năm tôi 30 tuổi, ông có thể chỉ cho tôi họ đã làm thế nào không?

Họ đã nỗ lực rất nhiều để có sự khác biệt rõ ràng trong từng bản thu. Họ thu đi thu lại và mỗi lần khoảng cách đến sự hoàn hảo lại được thu hẹp dần. [Khi Jobs nghe đến bản thu lần thứ ba, ông đã chỉ cho tôi bản phối âm đã trở nên phức tạp thế nào]. Cách chúng tôi làm việc ở Apple cũng tương tự như họ. Mặc dù đã cho ra mắt rất nhiều bản của máy tính cá nhân (notebook) và iPod, chúng tôi vẫn duy trì một quy trình, bắt đầu bằng với một phiên bản gốc, rồi sau đó tinh chỉnh nhiều lần để ra được mô hình chi tiết của thiết kế chung, nút bấm hay cách thức một tính năng được vận hành. Phải mất rất nhiều công đoạn cần làm nhưng cuối cùng, mọi thứ sẽ tốt hơn và nhanh chóng, nó sẽ khiến mọi người phải thán phục thốt lên “Wow, họ đã làm thế nào vậy? Bí quyết nằm ở đâu?”

Bạn có thể hiểu sâu hơn về phần cứng, như ổ cứng bé xíu và có dung lượng lượng cao được Apple mua độc quyền từ khi chúng đang ở phòng thí nghiệm đến sở thích cá nhân như Steve Jobs thích nghe Bach, mối quan hệ của ông với U2, Bod Dylan hay thâm cung bí sử về việc đàm phán để hợp tác với các ông trùm về bản quyền âm nhạc thế nào trong quyển tiểu sử cực hay "Steve Jobs".

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ

Ở vai trò tìm nhà cung cấp các dịch vụ về digital marketing cho chính doanh nghiệp của mình hoặc tìm đối tác kết hợp để phục vụ khách hàng, bạn sẽ đối diện với một thị trường hỗn loạn. Làm sao để đánh giá được dịch vụ của công ty nào tốt?


Với từng sản phẩm dịch vụ, sẽ có những digital marketing agency ở chiếu trên. Web design sẽ là WhoDigital (đã bị WPP thôn tính), SoFresh; với  mảng Search (SEO, Google Adwords) là GroupM chuyên phục vụ những công ty tập đoàn có ngân sách lớn với chất lượng dịch vụ tương xứng. Nếu bạn có đủ ngân sách và thương hiệu tốt, bạn hãy chọn một đối tác tốt nhất có thể.

Tuy nhiên, nếu không phải "con nhà giàu" hoặc chỉ được duyệt chi một khoản ngân sách nhỏ có khả năng bạn sẽ không thể làm việc được với các agency lớn. Bạn không cần đắn đo chọn ai một trong số ba công ty tốt nhất mà sẽ phải lựa chọn trong số hàng nghìn nhà cung cấp hoặc bắt đầu bằng việc tìm kiếm với hàng triệu kết quả trả về. Bạn sẽ hoa mắt với những lựa chọn với số lượng doanh nghiệp và độ đa dạng của dịch vụ. Đã vậy, những doanh nghiệp ở những trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm Google chưa chắc là nhà cung cấp tốt nhất mà có thể chỉ là một website được tối ưu hóa (SEO) cự phách! Chọn ai đây?

Một số công ty sẽ giải quyết việc lựa chọn bằng đấu thầu, hoặc qua nhiều vòng đàm phán. Tuy nhiên, qua 3 vòng đàm phán có thể là 1x3 lần quyết định cảm tính. Làm sao để lựa chọn được một đối tác phù hợp?

Thang đo SERVQUAL (Service Quality) hay chất lượng dịch vụ, là một mô hình đầy quyền lực vào những năm 1990, đã ảnh hưởng đến tiếp thị toàn cầu trên mọi khía cạnh đánh giá chất lượng dịch vụ.

Ngoài digital marketing, thang đo này có thể áp dụng trong các loại hình dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, các hãng hàng không, du lịch...

Về cơ bản, Zeithaml, Parasuraman và Berry, những người sáng tạo ra mô hình này, cho rằng chất lượng dịch vụ quyết định bởi năm yếu tố của dịch vụ, bao gồm:  Tính hữu hình, Độ tin cậy, Khả năng phản ứng, Độ đảm bảo và Sự thấu cảm.

Họ nói rằng
  1. Tính hữu hình: là cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên và các phương tiện truyền thông mà dịch vụ đó sử dụng.  
    • Công ty có được trang bị hiện đại không
    • Công ty có được bố trí bắt mắt
    • Nhân viên công ty trông có gọn gàng, trang nhã
    • Tài liệu liên quan đến các sản phẩm, chẳng hạn như tờ rơi và các bài giới thiệu có hấp dẫn
  2. Độ tin cậy: khả năng cung cấp thông tin chính xác và thực hiện lời hứa dịch vụ đưa ra. Yếu tố này có thể đánh giá qua việc một nhân viên kỹ thuật nói rằng lỗi trên website của bạn đang được xử lý và sẽ xong trong vòng nửa giờ nữa, liệu anh ta có gọi cho bạn như đã hứa không? Chúng ta đánh giá độ tin cậy của một doanh nghiệp dựa trên việc liệu họ có thực hiện những gì đã hứa.
    Tôi từng gọi điện phàn nàn khoảng 8 lần cho bộ phận kỹ thuật hosting của FPT để yêu cầu khôi phụ lại website do lỗi server và nhận được câu trả lời là sẽ khắc phục trong nửa giờ. Kết cục tôi mất khoảng 36 giờ để yêu cầu nhà cung cấp xử lý lỗi kỹ thuật của họ.
    • Khi công ty hứa làm điều gì đó trong thời gian cụ thể thì có thực hiện được đúng như vậy không.
    • Khi bạn gặp trở ngại, công ty có thực sự quan tâm giải quyết vấn đề đó
    • Công ty có thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu tiên
    • Công ty có cung cấp dịch vụ của mình đúng thời gian đã cam kết
    • Công ty có chú trọng vào việc không để tạo ra lỗi trong cả quá trình làm việc
  3. Khả năng phản ứng là khả năng và sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp cho họ dịch vụ phù hợp. Nếu bạn dùng dịch vụ forum seeding và bị các đối thủ chơi xấu, liệu công ty cung cấp có giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng không. Trải nghiệm với VietinBank là một một ví dụ cho khả năng phản ứng yếu kém của họ.
    • Các nhân viên của công ty có cho biết chính xác khi nào dịch vụ được thực hiện
    • Nhân viên của công ty có thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng
    • Nhân viên của công ty có luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
    • Nhân viên công ty có bao giờ quá bận rộn đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn
  4. Độ đảm bảo là kíến thức và năng lực của nhân viên trong việc khơi dậy niềm tin của khách hàng cũng như sự tự tin của chính họ.
    • Hành vi của nhân viên công ty có khiến bạn tin tưởng
    • Nhân viên công ty có lịch sự, niềm nở với bạn
    • Nhân viên công ty có kiến thức chuyên môn để trả lời các câu hỏi của bạn
  5. Sự thấu cảm là sự quan tâm và dịch vụ của một công ty mang lại cho khách hàng
Khi tạo ra SERVQUAL, Zeithaml, Parasuraman và Berry đã tiến hành các nghiên cứu để kiểm tra yếu tố nào trong số 5 yếu tố về dịch vụ nêu trên được khách hàng cho là quan trọng nhất. 

Kết quả là: độ tin cậy là quan trọng nhất (32%), sau đó đến khả năng phản ứng (22%), độ đảm bảo (19%), sự thấu cảm (16%) và cuối cùng là tính hữu hình (11%).

Tuy nhiên, điểm hay nhất là 5 yếu tố này đã xuất hiện từ 1990, khi công nghệ thông tin chưa phát triển với mức độ và khả năng tương tác như ngày nay, khi các loại máy móc như iphone, ipad chưa xuất hiện. 

Tầm quan trọng tương đối của mỗi yếu tố so với các yếu tố còn lại đã thay đổi. 
Theo bạn, yếu tố nào là quan trọng nhất hiện nay?


Tham khảo: Tiếp Thị Tại Sao Kim - Hermawan Kartajaya, vietinbankschool 

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

[Best Practices] Tối ưu Landing Page

Các chiến dịch online marketing hoành tráng tại Việt Nam có hiệu quả như mong đợi? Vì sao các digital marketing agency không dám cam kết hiệu quả bằng lượng hàng được bán ra, số conversion trên kênh online?

Tăng sales phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thương hiệu, chất lượng sản phẩm, thói quen tiêu dùng, chất lượng thiết kế quảng cáo (creative), độ hấp dẫn của promotion cũng như mức độ tối ưu landing page.

Khi thực hiện các chiến dịch digital marketing, landing page chính là điểm rơi cho các hoạt động nên trang landing page chiếm vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) tốt.

Hãy cùng khám phá những cách tốt nhất để tối ưu từ Google.



Một số quy tắc bạn nên nhớ khi đọc xong slide
  1. Người dùng (visitor) cần được chỉ dẫn cần làm gì một cách rõ ràng 
  2. Thông điệp "call-to-action" nên rõ ràng, nổi bật và ngay ở trang màn hình đầu tiên (fold area)
  3. Nếu trên một trang có hơn 25 lựa chọn khác nhau nên chia nhóm để giảm số lựa chọn
  4. Loại bỏ các hình ảnh, nội dung không cần thiết
  5. Nếu thương hiệu của bạn chưa đủ mạnh, hãy xây dựng niềm tin cho người xem bằng thương hiệu sản phẩm bạn bán, các chứng nhận chất lượng và đặt chúng ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng
  6. Nếu trong quảng cáo (banner, text ad) có chương trình khuyến mãi, hãy thực hiện lời hứa bằng việc thể hiện các thông tin này một cách rõ ràng trên landing page
Bạn có thể đọc thêm Ebook Improving Online Conversions For Dummies để hiểu hơn về tối ưu cho Landing Page, đặc biệt là khi bạn có ý định sử dụng Google Adwords trong kế hoạch marketing của mình

Dơwnload ebook này hoặc đọc online tại đây